đồng hồ online - mua dong ho - Shop đồng hồ nữ - Đồng hồ nam giá rẻ , Giá Seo, dịch vụ Seo, Bảng báo giá seo, Seo website, Bảng giá Seo website, Đào tạo Seo
Mr Linh 01222334449 Ms Oanh: 01688809015 - Bình Định Mr Linh 01222334449 Email: giaiphapthuonghieu.org@gmail.com

Thiết kế website theo chuẩn Google +

Việc thiết kế tối ưu hóa website theo chuẩn Google+ là 1 điều hết sức quan trọng. Giúp website lên top Google trong thời gian ngắn với những từ khóa chỉ định ngay từ khi bắt đầu làm web.

Liên kết website với mạng xã hội Facebook

Facebook là kênh thông tin giải trí hàng đầu thế giới. Việc liên kết website với Facebook mang lại những giá trị to lớn cho Doanh nghiệp. Giúp hàng triệu người biết đến website.

Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa Design và Code

Chúng tôi có đội ngũ thiết kế đầy sáng tạo cùng kỹ thuật giàu kinh nghiệm luôn luôn tạo ra cho khách hàng những tác phẩm ấn tượng.

SEO là việc làm cần thiết khi xây dựng website

Việc tạo ra website có phong cách riêng là việc làm không khó nhưng để làm sao mọi người biết đến website. Đó mới chính là cốt lõi của giá trị website. Càng nhiều từ khóa top Google thì càng có nhiều khách hàng mới

Là một công dân toàn cầu

Đã bao giờ bạn bất ngờ gập một người quen nào đó của mình ở một nơi xa lạ và vào một thời điểm mà bạn không bao giờ ngờ đến? Nếu đã từng trải qua cảm giác đó, hẳn bạn cũng đồng ý với tôi rằng thế giới nhỏ bé hơn chúng ta tưởng rất nhiều. Từ những năm 60 của thế kỷ trước, nhà tâm lý-xã hội học Stanley Milgram đã trình bày phương pháp "thế giới nhỏ be", thể hiện qua khái niệm "sáu mức độ khác biệt". Ý tưởng chính của phương pháp này là: tất cả chúng ta đều có thể kết nối với người khác chỉ qua sáu bước.
Thế nhưng ngày nay, trong thế kỷ 21 này, việc liên lạc giữa con người với nhau không cần đến sáu bước như Stanley Milgram gợi ý. Mạng thông tin toàn cầu đã giúp chúng ta kết nối được với nhau một cách nhanh chóng và dể dàng. Trong thế giới đa chiều, mọi thứ đều trở nên rất rõ ràng, bất chấp những khác biệt về văn hóa và những xung đột về chính trị đang diễn ra hàng ngày. Có thể ví, mỗi chúng ta như một tế bào thần kinh đang đánh thức bộ não toàn cầu. Dù nhiều hay ít thì tất cả các suy nghĩ và hành động của chúng ta đều có khả năng ảnh hưởng đến người khác. Và dù thích hay không, khái niệm "người công dân toàn cầu" đã và đang tác động đến mọi người.
Vậy chúng ta - những công dân toàn cầu - sẽ làm gì để đối phó với những thách thức đang xảy đến?
Trước hết, mỗi người cần phải ý thức rằng "thế giới là một mái nhà chung". Một điều chắc chắn là , tất cả các vấn đề xảy ra trong cuộc sống đều có mối liên hệmật thiết với nhau và ảnh hương đến chúng ta: các cuộc chiến tranh, khủng bố, những thảm họa thiên nhiên, căn bệnh của thế kỷ ... Có thể bạn cảm thấy nhàm chánvới một cuộc sống quá yên ả, thanh bình nhưng hãy nhớ, đó chính là điều mà rất nhiều người đang sống trong khói lửa chiến tranh mong ước. Đã bao giờ bạn băn khoăn tự hỏi, liệu mình có thể làm gì để thế giới này trở nên tốt đẹp hơn?
Tất nhiên, bạn không cần phải đi chu du khắp thế giới hay tham gia một tổ chức quốc tế nào đó thì mới có thể trở thành người công dân toàn cầu và góp phần tạo nên sự khác biệt cho thế giới. Hãy bắt đầu từ chính nơi bạn đang sống. Hãy bắt đầu từ chính ngôi nhà của bạn. Với những hành động tốt đẹp nho nhỏ mỗi ngày, chẳng hạn như giúp đỡ một ai đó, làm sạch môi trường sống chung quanh nhà ... bạn đã góp phần làm cho thế giới này tốt đẹp hơn.
Con người luôn lớn lao hơn so với những gì họ vẫn thường nghĩ về mình. Theo đó, ảnh hưởng của họ đối với thế giới cũng rất rộng lớn. Nhà thơ William Blake đã viết: "Một tư tưởng có thể đổ đầy đến bao la". Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 của Tây Tạng cũng có lời khuyên: "Dù thích hay không, chúng ta cũng phải sống trên hành tinh này. Vì thế, tốt hơn hết là hãy làm một điều gì đó cho nhân loại."

Công dân toàn cầu đâu cứ phải 'hoành tráng'

Lần đầu tiên ra nước ngoài là tôi đến xứ sở hoa Tuylip (Hà Lan). Bài học đầu tiên tôi có được là tôn trọng người khác khi đang nói chuyện.

Lúc nghỉ giải lao của 2 giờ học, tôi có việc rất cần phải trao đổi với GS. Fons- Giảng viên báo chí, trước khi đi quay. Tìm mãi mới thấy vị GS đang nói chuyện với nhân viên giáo vụ.

Tôi tiến tới, cắt ngang câu chuyện và cất lời trình bày. Ông Fons không hề tỏ ra vội vàng mà điềm tĩnh nói “Tôi đang nói chuyện với cô ấy”. Tôi thực sự nhận ra sự kém lịch sự của mình mà lâu nay cứ nghĩ đó là chuyện bình thường vì tôi đang cần, đang gấp.

Người văn minh, lịch sự không bao giờ được phép chen ngang câu chuyện của người khác mà hãy chờ họ nói hết câu chuyện.

Sau này tôi nhận ra rằng, trong trường hợp này hãy đứng gần 2 người họ và tỏ ý muốn hỏi chuyện.

MC Hữu Bằng

Họ thấy bạn có vẻ như đang có chuyện gì muốn nói, họ sẽ dừng nói chuyện và hỏi ngay. Công dân toàn cầu có lẽ nên bắt đầu từ những ứng xử nhỏ như vậy.

Cũng ở Hà Lan, tôi gặp nhiều bạn trẻ Việt Nam. Đại đa số các bạn học giỏi, tự tin và năng động nhưng vẫn có một số người thiếu văn hóa trong giao tiếp.

Có lần, tôi gặp nhóm du học sinh, trong lúc nói chuyện, cứ phát ra câu nào là đệm từ tiếng Anh dù đang nói với người Việt lâu ngày không gặp.

Họ khoe khoang và kể chuyện đi bar, đi sàn, ăn chơi để tỏ vẻ hiện đại và sành điệu. Họ dè bỉu những bạn sang đây học bằng học bổng toàn phần, vì chẳng biết chơi, vì họ phần lớn là con nhà nghèo.

Theo tôi, để trở thành công dân toàn cầu trước hết phải thượng tôn pháp luật. Ví dụ như chấp hành luật giao thông. Khi sang nước ngoài thì muốn hay không bạn vẫn phải chấp hành luật giao thông.

Không phải chuyện sợ phạt mà không chấp hành thì mất mạng. Các nước mà tôi đến như Hà Lan, Úc, Candana… chẳng hạn, ở các ngã tư khi đèn xanh các lái xe ít khi giảm tốc độ.

Họ chạy tốc độ bình thường vì không có chuyện đột nhiên xuất hiện một người hay thậm chí một nhóm người vượt đèn đỏ. Ở nước mình thì qua ngã tư dù đèn xanh tôi vẫn đi như rùa cho chắc.

Chúng ta phải nhìn nhận thực tế, ý thức chấp hành pháp luật của nhiều người trẻ ở nước mình còn hạn chế.

Chúng ta đang đặt ra vấn đề sống hòa nhập. Theo tôi, đó là người có trình độ, khả năng ngoại ngữ, biết tôn trọng văn hóa vùng miền, ứng xử chừng mực, khuôn phép; biết giữ cái riêng, nét văn hóa của con người Việt để không bị hòa tan. Còn những “thói hư, tật xấu” của người Việt thì phải hạn chế.

Hữu Bằng - MC chương trình Chào buổi sáng, Gõ cửa ngày mới kiêm biên tập viên Đài Truyền hình VN rất ấn tượng khi đọc diễn đàn SỐNG ĐẸP và đã gửi bài tham gia chủ đề cong dan toan cau & Bản sắc Việt.
Theo Tiền Phong

Công dân toàn cầu: Lý tưởng lớn của giáo dục hiện đại

Trong những năm gần đây, khái niệm "công dân toàn cầu" được nhắc đến thường xuyên hơn dù không phải ai cũng hiểu. Đời sống hiện đại đã phá vỡ nhiều giới hạn vốn từng được coi là không thể vượt qua. Đời sống kinh tế toàn cầu, sự giao lưu văn hoá toàn cầu, những giá trị cơ bản được phổ cập toàn cầu khiến cho các xã hội hiện đại không thể không sinh ra những công dân toàn cầu! Trong "cộng đồng toàn cầu" đó, mỗi hành động của cá nhân không chỉ mang lại lợi ích (hoặc ngược lại là hậu quả) cho cá nhân anh ta mà đồng thời còn mang lại lợi ích cho đất nước và cho toàn thế giới! Sự liên kết ấy là một đòi hỏi bắt buộc trong đời sống thế giới hiện đại. Vậy các nền giáo dục, đặc biệt là nền giáo dục Việt Nam hiện đại sẽ phải làm gì để cho xã hội ngày càng có nhiều "công dân toàn cầu""?

Tại sao có rất nhiều thanh niên các nước phát triển giàu có được đào tạo cẩn thận lại sang các nước đang phát triển để làm những công việc từ thiện đầy vất vả nhưng không mang lại tiền bạc cho họ? Tại sao có những người bỏ công sức riêng mình để làm những việc “không đâu” kiểu như cứu sống những chú cá voi ngoài biển dạt vào bờ ? Và tại sao, chỉ quen biết nhau qua mạng và chưa từng gặp mặt mà các bạn trẻ lại có thể tổ chức được những hoạt động xã hội có ảnh hưởng rộng rãi?

Tất cả họ gặp nhau ở cùng một điểm: lòng nhiệt huyết và tinh thần trách nhiệm với xã hội, không chỉ với xã hội nơi họ cư trú mà với cả những xã hội, những con người ở những chân trời xa lạ mà họ chưa từng quen biết. Trước nay, chúng ta thường chỉ nghe được những câu hoa mỹ: “Tôi muốn góp phần làm cho thế giới này trở nên tốt đẹp hơn” từ những người đẹp tại các cuộc thi hoa hậu, sắc đẹp. Nhưng có biết bao người đã lặng lẽ chỉ làm mà không ồn ã thông báo về điều đó. Họ chính là những “công dân toàn cầu”, một từ rất thịnh hành trong thế giới “toàn cầu hóa” ngày nay.

Không phải đến giờ mới có khái niệm “công dân toàn cầu”. Một trong những tuyên ngôn đầu tiên về khái niệm “công dân toàn cầu” thường được các học giả nhắc đến xuất phát từ nhà triết học cổ Hy Lạp Diogenes. Khi được hỏi ông từ đâu đến, ông đã trả lời: “Tôi là công dân của thế giới”. Hàng loạt các học giả khác đã bàn về vấn đề này như nhà cách mạng người Anh nhưng sống tại Mỹ vào thế kỷ 18, Thomas Paine. Ông đã viết rằng: “Đất nước của tôi là thế giới. Đồng bào của tôi là nhân loại”. Albert Einstein cũng nhấn mạnh tới ý thức của công dân về các vấn đề toàn cầu khi viết: “Chủ nghĩa vùng miền là một căn bệnh ấu trĩ. Nó là bệnh sởi của nhân loại”. Những người lỗi lạc này muốn nói tới sự rộng mở, một tầm nhìn xa trông rộng cho một thế giới đại đồng, nơi biên giới giữa các quốc gia được xóa mờ dần. Điều đó đang đúng với thế giới ngày nay, cái thế giới mà Thomas Friedman gọi là “Thế giới phẳng”.

Chỉ ngồi một nơi mà bạn có thể kết nối với toàn thế giới. Nhờ các phương tiện truyền thông hiện đại, tri thức bây giờ không còn là tri thức của một cá nhân, một tổ chức, một quốc gia mà là của toàn nhân loại. Một người ngồi ở Ấn Độ có thể là nhân viên làm việc trực tiếp với một công ty ở tận Mỹ. Chính vì thế giới nhỏ lại, cơ hội được chia bình đẳng hơn cho mọi người nên buộc những công dân sống trên trái đất này phải hình thành ý thức mình là “công dân toàn cầu”. Song liệu khi bạn sở hữu một chiếc máy laptop đời mới với đường truyền internet tốc độ cao nhất, một chiếc máy điện thoại có thể update thông tin cho bạn từng phút từng giây, hay vốn tiếng Anh lưu loát giúp bạn giao tiếp dễ dàng với những người bạn ở khắp nơi trên thế giới, bạn đã phải là một “công dân toàn cầu” chưa?

Câu trả lời là chưa. Đó là những yếu tố quan trọng đưa bạn hòa nhập vào thế giới, ghi dấu ấn tiếng nói của mình cộng đồng quốc tế, là yếu tố cần nhưng chưa đủ. Nếu bạn tự hào vỗ ngực mình nói rằng: “Tôi là công dân Việt Nam” thì điều đó không đơn thuần là bạn sở hữu quốc tịch Việt Nam mà bạn phải biết bạn đã làm gì cho đất nước mình, bạn đã đóng góp gì vào sự phát triển của đất nước nơi nuôi dưỡng bạn, cho bạn một nền tảng văn hóa và tri thức để bạn bước vào đời. 

Cũng như vậy với khái niệm toàn cầu. Không phải bạn đã từng đặt chân đến nhiều nước trên thế giới, hay bạn nói được nhiều thứ tiếng, có nhiều bạn bè nước ngoài thì có nghĩa rằng bạn là “công dân toàn cầu”. Chỉ nên nói điều đó khi bạn biết rằng những việc bạn đã và đang làm là một hạt cát xây nên lâu đài thịnh vượng chung của trái đất. Một cụ già lụi cụi trồng rừng ở một tỉnh miền núi nào đó, tuy không biết một chữ tiếng Anh nào hay cũng chẳng hiểu internet là gì nhưng cụ lại đang góp phần bảo vệ môi trường cho Việt Nam và đương nhiên là cho cả thế giới này nữa. Cụ xứng đáng được gọi là “công dân toàn cầu”.

Rất nhiều bạn trẻ Việt Nam cảm thấy mình là “thanh niên thời đại” khi có blog để chia sẻ với bạn bè, biết sử dụng web để phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu… Nhưng bao nhiêu phần trăm các bạn trẻ thời nay nghĩ rằng mình cần phải là một “công dân toàn cầu” trong một thế giới đã toàn cầu hóa. Bạn đang hưởng quyền lợi toàn cầu từ việc thu thập tri thức, thông tin qua công nghệ tiên tiến, vậy trách nhiệm với thế giới này của bạn ở đâu? Ý thức và thực điều này không chỉ giúp các bạn trở thành một công dân có trách nhiệm, có lý tưởng mà nó cũng giúp hoàn thiện chính bản thân các bạn để mỗi người đều có tình yêu thương với những người xa lạ, tinh thần trách nhiệm đối với những vấn đề chung. Đó chính là tính nhân văn cao đẹp nhất mà khái niệm “công dân toàn cầu” mang lại. 

Tổ chức Oxfam cho rằng để trở thành những công dân toàn cầu, các bạn trẻ cần được trang bị các kiến thức, sự hiểu biết, kỹ năng và giá trị mà họ cần để đảm bảo hạnh cho bản thân, cho mọi người và đóng góp tích cực cho đất nước cũng như thế giới. Các kỹ năng này bao gồm khuyến khích sự tự tin, lòng tự trọng, kỹ năng tư duy phản biện, giao tiếp, hợp tác và giải quyết khủng hoảng. Ngoài ra cũng cần đào tạo cho lớp trẻ khả năng trình bày quan điểm của mình cũng như biết lắng nghe ý kiến của người. 

Rất nhiều bạn trẻ Việt Nam khi được phỏng vấn đã cho rằng để trở thành “công dân toàn câu” cần phải có khả năng thích ứng, tôn trọng sự khác biệt và đa dạng, có khả năng hiểu và kết nối với những xu hướng thay đổi trên thế giới, nhất là khả năng thích ứng, và sự rộng mở. Những nhân tố này sẽ kích thích óc sáng tạo, tìm tòi cái mới trong một thế giới bao la nhưng vẫn biết gìn giữ những giá trị truyền thống của dân tộc mình

Những học sinh, sinh viên Việt Nam đang còn ngồi ghế nhà trường đã được trang bị những điều này chưa? Với một nền giáo dục còn quá nhiều bất cập như ở Việt Nam hiện nay, phải thừa nhận rằng điều này còn chưa được quan tâm đúng mức. Song sự thật là lâu nay chúng ta vẫn hô hào về hội nhập, về bước ra “biển lớn”, vậy nên những công dân của chúng ta, những người chủ tương lai của đất nước cũng cần phải được chuẩn bị, hướng dẫn những kỹ năng, ý thức cần thiết để làm chủ được vận mệnh của mình. Sự thật khác nữa là trong cuộc chơi toàn cầu hiện nay, chúng ta phần nhiều vẫn đóng vai bị động, đi sau. Nhưng nếu những công dân trẻ của chúng ta thực sự là những “công dân toàn cầu” thì điều này sẽ thay đổi. 

Những công dân tương lai sẽ không chỉ chèo lái con tàu đất nước mà sẽ tham gia lái cả đoàn tàu thế giới. Khi đó, mục tiêu và lẽ sống của mỗi người sẽ không chỉ còn là làm giầu, làm lợi cho bản thân mình và đất nước mình, mà cả thế giới sẽ đoàn kết vì một mục tiêu chung: “Làm cho thế giới này trở nên tốt đẹp hơn”. 

Nguồn: Công dân Toàn cầu - Vietimes

Hành trình trở thành công dân toàn cầu

 “Sự cố” của Bin

      Cu Bin, con trai nhỏ của chị Quỳnh vốn là một cậu bé rất sáng dạ và có phần hiếu động. Bin khá thông minh, hoạt bát nên cậu luôn là niềm tự hào của cả nhà. Chị Quỳnh vui vẻ cho biết: “Ở trường, Bin nhà mình học giỏi đều các môn, trong đó có tiếng Anh nên cả nhà ai cũng cưng. Ông xã mình thì khỏi nói, đi đâu cũng “khoe” con trai”.

      Vậy mà “cục cưng” của cả nhà đã bị một phen “muối mặt” khi cùng mẹ đi dự đám cưới của một người quen trong gia đình. Cậu buồn bã kể lại với mẹ: “Mẹ biết không, trong buổi tiệc, con gái của cô Chi kém con đến 3 tuổi, cứ liến thoắng trò chuyện bằng tiếng Anh với một bạn nhỏ người Singapore. Trong khi đó, ngoài mấy câu chào hỏi và giới thiệu tên, con không thể nói chuyện trực tiếp với em bé người Singapore ấy nữa mà phải nhờ bé My dịch lại. Mẹ xem, con đã 13 tuổi rồi mà phải nhờ cô bé 9 tuổi thông dịch lại, thật là…”. Chị Quỳnh nghe chuyện, vừa an ủi con trai, vừa cảm thấy băn khoăn. Các bài kiểm tra tiếng Anh của cu cậu ở trường lúc nào cũng 9, 10 điểm, sao lại không thể trò chuyện trực tiếp với người nước ngoài. Hỏi ra mới biết, phần vì cậu bé phát âm nhiều chỗ chưa chuẩn, phần vì chưa có kinh nghiệm giao tiếp với người nước ngoài nên Bin thiếu tự tin. Kết thúc câu chuyện, hai mẹ con cùng thống nhất cho Bin theohọc tiếng Anh tại Apollo như bé My để lần sau không bị mất mặt trước đàn em nữa.

      Giúp con lấy lại sự tự tin

      Trước khi cho con theo học các lớp tiếng Anh dành cho thiếu niên tại Apollo, chị Quỳnh xem xét rất kỹ về chương trình học, phương pháp giảng dạy và cả cơ sở vật chất phục vụ học tập. Chị được biết tại Apollo, chương trình tiếng Anh thiếu niên được thiết kế đặc biệt tập trung phát triển sự tự tin và khả năng sáng tạo ở lứa tuổi này. Mỗi khi đi học về, cu Bin cứ líu lo với mẹ về những bài hát, những câu chuyện, những trò chơi vui nhộn trong lớp mà nhờ đó, cậu có thể dễ dàng nhớ cấu trúc và từ vựng khi giao tiếp bằng tiếng Anh. Chị Quỳnh cho biết chỉ sau khoảng 6 tháng, cu Bin đã tự tin hơn trước rất nhiều. Gặp các bạn đồng trang lứa người nước ngoài và khách du lịch, cu cậu đã mạnh dạn trò chuyện với họ, nhờ vậy mà khả năng giao tiếp của Bin tiến bộ hơn rõ rệt.“Đó là chưa kể bây giờ cu cậu đã có thể xem được tất cả các chương trình truyền hình thực tế nổi tiếng của thế giới như Junior Chef, American Idol… trên kênh StarWorld bằng tiếng Anh mà không có phụ đề” - chị Quỳnh vui vẻ cho biết.

      Theo đánh giá của chị Quỳnh cũng như nhiều phụ  huynh có con em đang theo học tiếng Anh tại Apollo, yếu tố đặc biệt quan trọng giúp những học viên thiếu niên như cu Bin có được sự tự tin khi giao tiếp với người nước ngoài chính là sự hỗ trợ từ các giáo viên bản ngữ. Nhờ thường xuyên giao tiếp với giáo viên nước ngoài, cu Bin đã không còn bỡ ngỡ mỗi khi trò chuyện với người bản xứ. Chị Quỳnh kể: “Dịp vừa rồi, cả nhà mình đi du lịch châu Âu, đến đâu, gặp ai, cu Bin cũng mạnh dạn bắt chuyện, vừa để tìm hiểu thêm văn hóa, vừa tự “kiểm tra” trình độ của mình. Bước đầu, thấy con tự tin như thế mình cũng rất an tâm. Mình tin rằng sau này, con trai yêu sẽ trở thành một công dân toàn cầu, luôn luôn tự tin và thoải mái dù học tập và làm việc ở bất cứ đâu!”.
Công dân toàn cầu, cong dan toan cau
Công dân toàn cầu




Phong cách thời trang cho công dân toàn cầu

Phong cách thời trang cho công dân toàn cầu

- Các nền văn hoá "va chạm" với nhau khi những quý cô phối đồ mang đầy đủ hình dáng, hoạ tiết từ những bộ sari Ấn Độ, trang phục thổ dân Châu Phi cho đến vải thêu kim tuyến của người Trung Quốc.
Thời trang xuân hè năm nay thể hiện sự giao thoa văn hoá khi ngày càng có nhiều nhà thiết kế và nhãn hiệu nổi tiếng mang đường nét lạ lẫm từ những xứ sở khác nhau lên các mẫu thiết kế. Từ đó mang đến hình ảnh những công dân toàn cầu thật năng động, trẻ trung.
Phong cách thời trang cho công dân toàn cầu, Thời trang,
Phong cách thời trang cho công dân toàn cầu
Kiki mặc áo Hudson 150 $ (tương đương 2,8 triệu VND), quần short T-bags cùng giá, vòng cổ Pebble London 194 $ (khoảng 3,7 triệu VND) và vòng tay độc của Noritamy trị giá 5,3 triệu đồng.
Phong cách thời trang cho công dân toàn cầu, Thời trang,
Bên trái: người mẫu Yulia mặc áo khoác Calvin Klein trị giá 110 $ (khoảng hơn 2 triệu VND) và váy Naana B. 300 $ (tương đương 5,7 triệu đồng). Bên phải: Kelly mặc áo Armani Exchange 78 $ (gần 1,5 triệu đồng), quần short Rachel Comey giá 334 $ (khoảng 6,4 triệu đồng), ví Loaded Trunk khoảng 3 triệu VND.
Phong cách thời trang cho công dân toàn cầu, Thời trang,
Người mẫu Kelly mặc váy Gucci trong khi Kiki khoác áo GAP 70 $ (khoảng 1,3 triệu đồng), áo trắng nhãn hiệu Kain 80 $, vòng cổ Marni. Yulia mặc áo jacket trị giá 318 $ (tức hơn 6 triệu VND) của Current/Elliott và áo 50$ của Michael Stars.
Phong cách thời trang cho công dân toàn cầu, Thời trang,
Phong cách thời trang cho công dân toàn cầu, Thời trang,
Siêu mẫu da màu Kelly xinh tươi trong chiếc áo jacket len casơmia, áo Hudson. Kèm theo đó là quần short sáng màu của Apiece Apart trị giá 303 $ (khoảng 5,7 triệu VND), vòng Pebble London 73 $ (gần 1,3 triệu đồng).
Phong cách thời trang cho công dân toàn cầu, Thời trang,
Yulia lạ mắt trong chiếc váy mang phong cách đặc trưng của Thượng Hải. Kiki mặc áo Jill Stuart giá 368 $ (gần 7 triệu đồng), quần Aéropostale 40 $ (khoảng 760 nghìn VND) và đi sandal Daniblack 140 $ (khoảng 2,6 triệu đồng).
Phong cách thời trang cho công dân toàn cầu, Thời trang,
Kelly lần nữa lại xuất hiện trong bộ váy sườn xám cách tân với một gam màu khác. Kiki mặc áo tren-cốt phong cách Thượng Hải, áo xuyên thấu, mỏng tang của Clare Tough giá 360 $ (khoảng 6,8 triệu VND), quần shortTommy Hilfiger 128 $. Yulia mặc áo Guess 54 $ (hơn 1 triệu đồng).
Phong cách thời trang cho công dân toàn cầu, Thời trang,
Kiki mặc áo len Sonia by Sonia Rykiel, sari của Loaded Trunk được thiết kế đặc biệt bởi Grace J.R Kim.
Phong cách thời trang cho công dân toàn cầu, Thời trang,
Yulia nhí nhảnh với áo Manish Arora, quần J Brand trị giá 216 $ (xấp xỉ 4 triệu VND).
Phong cách thời trang cho công dân toàn cầu, Thời trang,
Kelly mặc áo khoác Ruffian, bên trong là áo Hudson, quần Current/Elliott giá 176 $ (khoảng 3,3 triệu VND). Kiki mặc áo Sauce 79 $ (hơn 1,5 triệu đồng) và váy Loaded Trunk.
Phong cách thời trang cho công dân toàn cầu
Theo 24h
Thời trang, công dân toàn cầu

Công dân toàn cầu

Công dân toàn cầu là những người sống và làm việc ở nhiều quốc gia khác nhau. Họ có thể có 1 hoặc nhiều quốc tịch. Hiện tượng xuất hiện khái niệm công dân toàn cầu đã làm thay đổi cơ bản mọi khái niệm và giá trị về biên giới, lãnh thổ, chính trị, văn hóa, quản lý nhà nước và cả ngành tư pháp quốc tế.

Nguồn gốc hình thành

Công dân toàn cầu được sản sinh từ hoạt động của các công ty đa quốc gia, từ chính sách thu hút chất xám của chính phủ các nước và nhu cầu tồn tại, phát triển trong những môi trường thuận lợi hơn của con người. Quá trình toàn cầu hóa trong thế kỷ 21 đã làm phát sinh thế hệ công dân toàn cầu mới. Đó là những người buổi sáng uống cà phê tại nước Pháp hoa lệ, buổi chiều dự họp ở Việt Nam và buổi tối có thể ngủ tại một khách sạn sang trọng ở Thái Lan.

Một số tổ chức giáo dục tiên tiến trên thế giới (chủ yếu ở bậc sau đại học) đã bắt đầu xây dựng chương trình/giáo trình giảng dạy chuẩn bị & rèn luyện phẩm chất cá nhân cho thế hệ công dân toàn cầu này.

Quá trình hình thành và bùng phát thế hệ
Ban đầu là nhu cầu (yêu cầu) làm việc và quản lý của các công ty đa quốc gia. Những Công ty này có chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở sản xuất, thí nghiệm… rải khắp các châu lục. Từ đội ngũ quản lý này đã manh nha hình thành những công dân toàn cầu đầu tiên.

Sau đó để tiếp tục cuộc chiến “tranh giành chất xám” khốc liệt trên thế giới, ngay từ thế chiến 2, chính phủ của nhiều quốc gia như Đức, Mỹ đã có chiến dịch ưu đãi, mời gọi các nhà khoa học, danh nhân nổi tiếng đến sinh sống và làm việc tại đất nước mình. Ngày nay, đã có nhiều quốc gia tạo điều kiện nhập quốc tịch dễ dàng cho các doanh nhân, nhà khoa học hay những người tốt nghiệp tiến sĩ của các trường đại học danh tiếng.

Kế đến, đó còn là những người có nhu cầu và điều kiện làm việc ở hai quốc gia khác nhau. Họ đi lại, sinh sống hoặc làm việc thường xuyên bên ngoài cương thổ quê hương mình.

Tâm sự của người làm việc với các loại hình công ty trên toàn cầu

Công dân toàn cầu - Trong một thế giới thay đổi nhanh, Lan Bercu - diễn giả Việt kiều nổi tiếng, chia sẻ những đúc kết sau nhiều năm làm việc với các loại hình công ty trên toàn cầu.
- Chị tốt nghiệp cử nhân ngoại ngữ, cao học quản trị kinh doanh và chọn nghề làm diễn giả. Sự lựa chọn nghề nghiệp này có dễ dàng không?
(Cười). Nhiều người còn thắc mắc tôi không sinh ra và lớn lên tại Mỹ, lại sang Mỹ khi đã trưởng thành, làm sao phát âm tiếng Anh đủ tốt để thuyết phục đám đông người nước ngoài nghe được. Tôi đã phải không ngừng trải nghiệm, học hỏi và khổ luyện thật nhiều. Phải nghe nhiều, đứng trước gương mỗi ngày để tập nói, tập phát âm thế nào để người Mỹ tin và chịu lắng nghe mình nói về những chủ đề nghiêm túc. Tôi chỉ nói về thương mại, kinh doanh. Đó là thách thức. 

- Chị đã từng kinh doanh ở Việt Nam trước khi sang Mỹ?

Tôi từng mở công ty nhập khẩu kinh doanh mỹ phẩm, nhưng đã không thành công, bởi lúc đó còn thiếu kinh nghiệm quản lý, thiếu kỹ năng lãnh đạo và thiếu kiến thức thị trường. Chỉ có đam mê kinh doanh thôi thì chưa đủ. 

- Cơ duyên nào để chị quyết định rẽ sang nghề này?

Lúc đang học cao học, một sáng sớm nọ tôi thức dậy sớm, mở hộp thư và nhận được thư của cô trưởng khoa Leadership (Lãnh đạo). Cô viết rằng, có 2 chiếc vé tham dự hội nghị quan trọng về lãnh đạo, nhưng cô bận và không đi được. Ai mở mail này sớm thì liên lạc với cô để nhận vé. Tất nhiên, tôi là người liên lạc sớm nhất và có được tấm vé mà tôi nhớ không nhầm thì trị giá hơn 2.000 USD.

Lần đầu tiên trong đời tôi được nghe một nữ diễn giả người Mỹ nói chuyện về vai trò của nhà lãnh đạo hay đến mức có cảm giác lâng lâng như bị tiếng sét ái tình vậy. Nó tác động mạnh và thậm chí khiến tôi thay đổi cách nhìn nhận cuộc sống ngay lập tức. Từ những buổi như vậy, tôi đã lên kế hoạch trở thành diễn giả chuyên nghiệp cho mình. Đó là năm 2009.

- Khách hàng của chị hiện tại là ai?

Những công ty đa quốc gia thuộc “Fortune 500” như: Intel, Bayer, Morgan Stanley, Smith Barney...

- Ưu thế của chị trong nghề này là gì?

Tôi nhớ ông Waldo Walkman, diễn giả hạng A nổi tiếng ở Mỹ và cũng là đồng nghiệp khuyên tôi nên có chiến lược đưa những điều bên ngoài vào Mỹ thì sẽ thành công. “Thế giới thường quen suy luận cái gì từ Mỹ đều hay ho, hoàn hảo, cô hãy làm điều ngược lại”. Tôi đã làm việc nhiều với các tập đoàn kinh doanh lớn ở Mỹ, họ thuê một người gốc Á đến diễn thuyết bởi họ cho rằng, tôi chia sẻ với họ nhiều thông tin mới mẻ ở bên ngoài nước Mỹ, những câu chuyện tưởng bình thường ở Việt Nam, Trung Quốc, nhưng lại khiến người Mỹ tròn mắt ngạc nhiên. Ngôn ngữ đôi khi chỉ là bề ngoài, còn triết lý, con người đứng đằng sau đó mới quan trọng.

- Lần nói chuyện nào gần đây nhất mà chị cho là thất bại?

Nói thất bại là không đúng, nhưng nghĩ lại thấy không hài lòng. Tôi có thói quen mời một vài người bạn là diễn giả giỏi ở Mỹ tham dự buổi nói chuyện của tôi để có thể góp ý. Tháng 5/2013, tôi nói về chủ đề “quản lý hiệu quả nhân sự toàn cầu” tại Mỹ và mời một nữ diễn giả đến dự. Kết thúc buổi nói chuyện, cô ấy cho điểm truyền đạt là 8/10, nhưng nội dung là 4/10 với lý do: nội dung tôi nói quá rộng, tham lam quá nên thiếu tập trung. Điều thứ 2 là quá khiêm tốn khi để MC giới thiệu không đầy đủ về mình. 

- Trong câu chuyện của chị, thường có cụm từ “công dân toàn cầu”. Vậy làm thế nào để trở thành công dân toàn cầu thực sự?

Có 3 yếu tố: xây dựng và gia cố kỹ năng tương tác, kết nối thường xuyên; tập trung vào chuyên môn, thế mạnh của mình; tự tin và ham học hỏi. Chẳng hạn, khi làm diễn giả trước cả ngàn người tại Mỹ, tôi luôn trong tâm thế mình là người Việt Nam và tôi tự hào về điều đó.

- Giao thiệp tốt, kết nối với cộng đồng là một trong những chìa khóa để thành công. Tôi nghĩ điều này không mới?

Ai cũng biết, nhưng không phải ai cũng áp dụng nó hiệu quả. Tôi kể bạn nghe chuyện này, cách đây gần 17 năm, có một nữ nhân viên phòng đối ngoại của Công ty BP (Anh) tại Việt Nam đi dự một buổi tiệc quan trọng. Vì không thấy người quen nào nên cô ấy bỏ về khi vừa nhập tiệc. Sau đó, người sếp nước ngoài biết và nói: “Tôi tạo điều kiện cho cô đến đó để có thêm các mối quan hệ mới chứ không phải để tìm người quen”. Cô gái đó chính là tôi và tôi đã học được bài học giản dị đó từ người sếp đầu tiên để không lâu sau đó, tôi trở thành giám đốc đối ngoại tại công ty này.

- Chị thích làm việc với những doanh nghiệp thế nào?

Những doanh nghiệp có nhiều hoài bão và quyết tâm cao, nhưng còn lúng túng trong từng bước đi, những doanh nhân coi việc nỗ lực phát triển như là mục đích của cuộc sống.

- Chị nghĩ gì về những người muốn trở thành nhà lãnh đạo tài ba?

Nhiều người thích đi theo hướng tiến dần, chậm mà chắc. Tôi nghĩ không sai, nhưng triết lý này đôi khi không phù hợp trong thế giới đang thay đổi từng ngày. Tôi nghĩ phải biết đột phá, đáp ứng nhanh và chấp nhận thách thức cao nữa. Có thể bạn thất bại và chuẩn bị tâm lý để đón nhận điều đó; có thể gặp rủi ro, nhưng đó là rủi ro có tính toán. Kiểm soát được rủi ro thì mới thành công, còn chỉ phòng tránh rủi ro đôi khi rất khó phát triển và bứt phá được. Thứ nữa, nên biết cách tương tác, kết nối với cái mới để hội nhập với thế giới, nên đi ra khỏi vùng an toàn thì chân trời của bạn sẽ mở rộng hơn và cơ hội thành công nhiều hơn.

- Xin cảm ơn chị!
Theo Doanh nhân

Công dân toàn cầu và Bài toán của ngành Giáo dục .

Công dân toàn cầu: Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và internet, khoảng cách về địa lý đang dần được rút ngắn lại và thế giới trở nên “phẳng” hơn.

Cùng với xu thế phát triển tất yếu đó cụm từ “Công dân toàn cầu” ra đời để chỉ “những người sống và làm việc ở nhiều quốc gia khác nhau. Họ có thể có một hoặc nhiều quốc tịch(theo Wikipedia).

Khái niệm về “Công dân toàn cầu” thực sự đã làm đảo lộn mọi giá trị về biên giới, chính trị, văn hóa, quản lý nhà nước và tư pháp quốc tế. Đồng thời xu hướng này đặt ra thách thức rất lớn đối với ngành giáo dục của tất cả các quốc gia. Giáo dục giờ đây phải được định hướng đào tạo ra những con người có thể thích ứng tốt với quá trình toàn cầu hóa, giáo dục phải trang bị hành tranh cho các bạn học sinh, sinh viên để trở thành những công dân toàn cầu thực thụ. Vậy cần hiểu thế nào cho đúng về “công dân toàn cầu”?

Thứ nhất, công dân toàn cầu phải là người có tư duy và tầm nhìn toàn cầu mà ở đó biên giới giữa các quốc gia được xóa mờ dần. Điều đó đang ngày càng đúng với thế giới ngày nay khi internet và công nghệ hiện đại đang dần xóa nhòa mọi khoảng cách địa lý. Tư duy toàn cầu cũng giúp bạn trẻ hiểu rằng, sau khi tốt nghiệp đại học bạn có thể đi làm bất cứ nơi nào bạn muốn. Sự cống hiến của bạn luôn được ghi nhận khi bạn đang sống và làm việc một cách có ích.

Thứ hai, các bạn trẻ cần có một tư duy mở để chấp nhận và tôn trọng những sự khác biệt. Tuy nhiên cũng cần hiểu rằng “hòa nhập nhưng không hòa tan”. Người công dân toàn cầu phải hiểu được toàn cầu hoá không loại bỏ bản sắc riêng, chúng ta chấp nhận và học hỏi tinh hoa của thế giới đồng thời cũng cần biết gìn giữ những bản sắc, nét tinh hoa của dân tộc.

Thứ ba là phải cảm thấy có trách nhiệm với các vấn đề toàn cầu.

bên cạnh đó, người công dân toàn cầu phải là người làm chủ được công nghệ. Một công cụ nữa cũng không kém phần quan trọng là khả năng ngoại ngữ. Bạn trẻ không thể tiếp cận và tìm kiếm thông tin nếu bạn không thông thạo tiếng Anh. Với khả năng tiếng Anh lưu loát, các bạn trẻ sẽ trở nên tự tin hơn trong giao tiếp với bạn bè quốc tế.

Một yếu tố quan trọng làm nên công dân toàn cầu là nền tảng tri thức và học thuật được chấp nhận trên phạm vi toàn cầu.

Bài toán của ngành giáo dục:

Theo TS Lê Trường Tùng, hiệu trưởng trường ĐH FPT: “Một biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đó là liên kết quốc tế, tạo cơ hội cho các bạn trẻ Việt Nam hội nhập thế giới. Chính vì vậy, Trường Đại Học FPT đã liên kết với Trường Đại Học Greenwich – một trường Đại học với hơn 120 năm lịch sử tại Vương Quốc Anh, nhằm cố gắng cung cấp đến sinh viên chương trình chất lượng đạt chuẩn Châu Âu. Chương trình liên kết cử nhân CNTT FPT Greenwich này đang tuyển sinh với điều kiện xét tuyển không cần điểm thi Đại Học ”

Cùng thảo luận về vấn đề này, một chuyên gia trong lĩnh vực Giáo Dục nhận định: “Nếu đánh giá ở góc độ vĩ mô, đây rõ ràng là một hạn chế lớn khi lao động nước ngoài được nồng nhiệt chào đón tại Việt Nam trong khi các bạn trẻ Việt Nam với tấm bằng Đại học trong nước rất khó có thể tìm việc làm ở thị trường nước ngoài. Toàn cầu hóa dẫn đến sự dịch chuyển lao động giữa các quốc gia, tuy nhiên ở Việt Nam, sự dịch chuyển đó dường như chỉ diễn ra một chiều chính bởi sự hạn chế này. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc ngày càng nhiều các bạn trẻ Việt Nam muốn ra nước ngoài học tập để có được bằng cấp Quốc Tế. Vì vậy, muốn cho càng nhiều người Việt Nam trở thành công dân toàn cầu thì một trong những mục tiêu của đổi mới giáo dục là bằng cấp của Việt Nam phải được thế giới công nhận.”

Hiện nay các trường Đại học danh tiếng trên cả nước đang từng bước cải thiện chất lượng giáo dục của mình song song với việc không ngừng cung cấp các chương trình hợp tác quốc tế, các khóa học cấp bằng Quốc Tế được giảng dạy bằng tiếng Anh. Đây cũng là một hướng đi tốt trong việc “nhập khẩu” chất lượng giáo dục đẳng cấp quốc tế vào Việt Nam.

Đơn cử trong ngành công nghệ thông tin có Chương trình Cử Nhân công nghệ thông tin FPT Greenwich của Đại học FPT. Bên cạnh đó, trong các lĩnh vực khác, chúng ta còn có thể kể ra một vài cái tên như Đại học Illinois hợp tác với đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh, Đại học tổng hợp Sunderland Vương Quốc Anh hợp tác với Đại học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội, Đại học Bedfordside hợp tác với đại học Ngoại Thương Hà Nội…

Khi được hỏi lý do lựa chọn chương trình cử Nhân CNTT FPT Greenwich bạn Bùi Xuân Hòa, một sinh viên có thành tích học tập xuất sắc của chương trình chia sẻ: “Hiện tại, trên cả nước có rất nhiều cơ sở đào tạo CNTT tốt, tuy nhiên mình lựa chọn FPT Greenwich vì mình muốn có một tấm bằng Đại Học được công nhận trên toàn thế giới vì định hướng của mình là sẽ học tiếp lên Thạc Sĩ ở nước ngoài. Bên cạnh đó, chương trình học ở đây tập trung rất nhiều về ngoại ngữ. Theo mình được biết, đến năm cuối mình sẽ phải học hoàn toàn bằng tiếng Anh do giảng viên người nước ngoài trực tiếp giảng dạy. Mình nghĩ đây thực sự là cơ hội tốt để mình phát triển vốn tiếng Anh của mình.” 

Như vậy là, các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp với tấm bằng Đại học được công nhận trên toàn thế giới nghiễm nhiên có trong tay tấm hộ chiếu đi khắp thế giới.

Có những ý kiến cho rằng các chương trình hợp tác Quốc Tế tại Việt Nam phần lớn chưa thật sự đạt chất lượng cao như mong đợi. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận một cách khách quan, những chương trình này có chất lượng khá tốt khi so sánh với mức học phí hiện tại. Chẳng hạn chương trình Cử Nhân công nghệ thông tin FPT Greenwich có mức học phí là hơn 6000 USD, thấp hơn rất nhiều so với chi phí học tập tại London. Bên cạnh đó, chương trình học của các chương trình Quốc tế này được cập nhật và đổi mới liên tục. Chương trình cử nhân FPT Greenwich sử dụng giáo trình hoàn toàn bằng tiếng Anh của trường Đại học Greenwich, Vương Quốc Anh. Hay chương trình của đại học RMIT tại Việt Nam hoàn toàn giống với RMIT ở Australia. Điều này đảm bảo rằng những kiến thức giảng dạy tại các chương trình này là hoàn toàn có tính thực tiễn, cập nhật cao và theo kịp với thế giới. 

Sự nghiệp đổi mới giáo dục phải được thực hiện từng bước. Thiết nghĩ nếu hiện tại các cơ sở giáo dục trong nước chưa đổi mới kịp để đạt đẳng cấp thế giới thì những chương trình hợp tác quốc tế như vậy cũng là một lời giải hay cho bài toán của ngành Giáo Dục khi mang đến cơ hội học tập thực sự cho các bạn trẻ Việt Nam. Các bạn sinh viên cũng cần nhận thức được rằng đổi mới giáo dục không chỉ là công cuộc của riêng ngành giáo dục mà mỗi bạn trẻ cần chuẩn bị cho mình đầy đủ hành trang, trí thức và kĩ năng cần thiết để có thể đón nhận những cơ hội và thách thức đối với một công dân toàn cầu.
(24H.COM.VN)

Từ khóa đã Seo Top Google cho khách hàng.

Chia sẽ từ khóa SEO Google để có module này

Like us on Facebook
Follow us on Twitter
Recommend us on Google Plus
đồng hồ online - mua dong ho - Shop đồng hồ nữ - Đồng hồ nam giá rẻ
Công dân toàn cầu | Anh văn thiếu nhi | tiểu học quốc tế | Đào tạo Seo website top 1 | Quảng cáo Google Adwords | Dịch vụ Seo | Seo website | Bảng giá Seo website | Quảng bá website | Đào tạo Seo